Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Thuốc beta blocker trong điều trị bệnh lý tim mạch

Thuốc beta blocker thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý tim mạch, cao huyết áp. Cần tìm hiểu rõ về hướng dẫn sử dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tối đa.

1. Beta blocker là thuốc gì?
Beta blocker hay còn gọi là nhóm thuốc chẹn beta. Đây là nhóm thuốc có tác dụng giãn mạch. Một số thuốc beta blocker thường được sử dụng như:
           Acebutolol (Sectral);
           Betaxolol (Kerlone);
           Carteolol hydrochloride (Cartrol);
           Carvedilol (Coreg);
           Nadolol (Corgard);
           Bisoprolol (Zebeta, Ziac);
           Penbutolol sunfat (Levatol);
           Nebivolol (Bystolic);
           Pindolol (Visken);
           Propranolol (Inderal LA, InnoPran XL);
           Solotol hydrochloride (Betapace);
           Metoprolol succinate (Toprol-XL);
           Timolol maleat (Blocadren)
           Atenolol (Tenormin);
           Metoprolol tartrate (Lopressor).
2. Công dụng của thuốc chẹn beta là gì?
Thuốc chẹn beta thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch như:
           Bệnh cao huyết áp
           Bệnh đau thắt ngực
           Bệnh rối loạn nhịp tim
           Nhồi máu cơ tim
           Suy tim
           Một số bệnh lý khác như: Tăng nhãn áp, cường giáp, đau nửa đầu, đau đầu Migraine...
Trong các trường hợp kể trên, bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu. Nếu những thuốc này không đạt được hiệu quả mong muốn thì bác sĩ sẽ kê thuốc chẹn beta. Thuốc chẹn beta có thể dùng đơn lẻ hoặc dùng cùng với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Nhiều trường hợp thuốc chẹn beta chỉ có hiệu quả tốt khi dùng kết hợp với các loại thuốc cao huyết áp khác.

Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta
Các thuốc thuộc nhóm chẹn beta sẽ ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline. Từ đó ngăn cản các chất này gắn vào các thụ thể 1 và thụ thể 2 của tế bào thần kinh giao cảm, giúp làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu...
Trong đó:
           Thụ thể 1 có ở mắt, tim, thận...
           Thụ thể 2 có ở phổi, hệ tiêu hóa, mạch máu, tử cung, cơ vân...
Thuốc chẹn beta sẽ có tác dụng lên các thụ thể tương ứng tùy theo vị trí tác động. Ví dụ:
           Thuốc propanolol có thể tác động lên cả hai thụ thể 1 và 2 nên được dùng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, phế quản...
           Thuốc metoprolol ở liều thông thường tác động chủ yếu lên thụ thể 1 nên chỉ có thể tác động lên tim, mắt, thận.
           Thuốc nadolol chỉ tác động lên thụ thể 2 nên được dùng điều trị các bệnh về mạch máu, tiêu hóa... và không dùng trong các trường hợp bị bệnh tim mạch.

Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để điềutrị huyết áp cao và các bệnh tim mạch khác. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, họ có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm bệnh vẩy nến. Các nhà khoa học tại Đại học Bonn và Đại học Freie Berlin hiện đã tìm ra nguyên nhân gây ra cho việc này. Kết quả của họ đã được công bố trên tạp chí Autophagy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét