Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Ăn thừa muối là nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp


Mua bán thuốc tây - Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp (THA) như thừa cân, ăn mặn, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo,...
Trong đó, ăn thừa muối không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp mà còn có thể gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Vì vậy, kiểm soát lượng muối ăn trong ngày cũng là cách tốt để kiểm soát huyết áp.

Ăn thừa muối với nguy cơ THA, bệnh tim mạch
Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch, dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 5g muối/ngày. Tuy nhiên, thực tế theo số liệu điều tra, người Việt đang tiêu thụ trung bình lượng muối lên tới 9,4g/ngày. Và chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới THA cũng như các bệnh tim mạch.
Cơ chế gây THA của natri trong muối như sau:
Ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền, nếu ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri. Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới THA;
Nồng độ muối của các chất dịch trong cơ thể là ổn định. Ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, khiến cơ thể phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Để đáp ứng yêu cầu này, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện, làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước, dẫn tới làm tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến THA.


Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố gây sang chấn tinh thần sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng tái hấp thu natri ở ống thận. Lượng lớn ion na+ sẽ được đưa vào trong tế bào cơ trơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới THA.
Ăn mặn trong khi đã bị THA có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối, làm Natri bị tích tụ trong cơ thể và ion Na+ tiếp tục bị vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây THA;
Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ tim mạch và thận đối với adrenaline - một chất gây THA.
Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Và huyết áp tăng lên sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ tim mạch, thận và hệ tiết niệu, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như đột quỵ và suy tim, suy thận. Đặc biệt, nếu đã mắc các bệnh THA, suy gan, suy tim và suy thận, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.


Chế độ ăn nhiều muối ở trẻ em cũng có ảnh hưởng lớn tới huyết áp, làm tăng khả năng mắc THA và nhiều bệnh lý khác. THA ở trẻ em còn để lại hậu quả THA khi đến tuổi trưởng thành và làm tăng nguy cơ biến chứng của THA do mắc bệnh sớm, thời gian mắc bệnh kéo dài.
Nên thay đổi thói quen ăn mặn như thế nào?
Thói quen ăn thừa muối gây ra khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Và giảm ăn muối chính là giải pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh THA, bệnh tim mạch cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, để huyết áp giảm được từ 2-8mmHg, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch cần chú ý đảm bảo lượng muối nạp mỗi ngày nên dưới 5g.
Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối,... Nguyên nhân là vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Nếu vẫn muốn ăn các thực phẩm này, người dùng nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).


Chọn cách chế biến món ăn: nên chế biến món luộc, hấp thay vì món cần nhiều gia vị mặn trong quá trình chế biến như món kho, rim, rang,... để làm giảm lượng muối ăn vào hằng ngày từ các loại đồ ăn mặn.
Khi nấu nướng, nếu muốn gia giảm gia vị mặn, người nấu nên nếm thức ăn trước khi thêm gia vị để đảm bảo cho vào lượng vừa đủ, không cho quá nhiều. Ngoài ra, mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần có natri - tương tự thành phần chính của muối ăn nên người nội trợ cũng nên hạn chế dùng mì chính để tăng vị ngọt của món ăn.
Nên giảm ăn muối một cách từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần thích nghi. Giảm lượng gia vị mặn chứa nhiều muối cho vào món ăn bằng cách chế biến với các loại gia vị khác để tăng cảm giác của vị giác.
Tự nấu ăn ở nhà để chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất.
Hạn chế chấm nước mắm, bột canh,... Tốt nhất, khi ăn các loại nước chấm trên người dùng nên pha loãng, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi.
Nên sử dụng muối và bột canh có chứa iốt để phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt.
Giảm dần gia vị khi nấu ăn: dùng gia vị khác như chua, cay hoặc các loại rau thơm phối hợp khi chế biến để làm tăng vị ngon của thực phẩm và giảm độ mặn...
Xem thêm các sản phẩm thuốc tim mạch khác tại đây hoặc liên hệ 0336.443.776 để được tư vấn miễn phí

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

3 nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân gây thiếu máu cơtim cục bộ chủ yếu là do tắc hẹp mạch vành, nhưng ẩn sâu sau đó không chỉ là xơ vữa mạch, cục máu đông mà còn có cả co thắt vành được kích hoạt bởi tình trạng viêm ở hệ vi mạch vành.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim là do đâu?
Thiếu máu cơ tim còn gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch vành tim, đó không phải sự thiếu hụt về lượng máu trong cơ thể, mà là lưu lượng máu đến nuôi tim bị sụt giảm.
Có 3 nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim bao gồm: xơ vữa động mạch vành, huyết khối (cục máu đông), co thắt mạch vành (bệnh vi mạch vành) - do tình trạng viêm mãn tính ở lòng mạch. Trong đó, bệnh vi mạch vành đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thiếu máu cơ tim cục bộ và gây đau thắt ngực kể cả khi động mạch vành không bị tắc hẹp.
Nếu như xơ vữa mạch vành gây ảnh hưởng đến các động mạch lớn nằm trên bề mặt cơ tim, thì bệnh vi mạch vành lại làm cho các mạch máu nhỏ trong tim co thắt đột ngột thay vì nó phải giãn ra đúng lúc. Co thắt mạch vành có thể xảy ra ở cả những người có hoặc không cơ bệnh mạch vành.
Xơ vữa động mạch vành
Đây là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim phổ biến nhất do sự tích tụ chất béo (cholesterol) và canxi trong lòng động mạch vành. Theo thời gian, các mảng bám dày lên làm lòng mạch trở nên hẹp và xơ cứng, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim. Hậu quả của việc cơ tim không nhận được đầy đủ oxy và dưỡng chất là các cơn đau thắt ngực, nặng ngực hoặc khó chịu ở lồng ngực.
Thiếu máu cơ tim ngoài liên quan đến mảng xơ vữa thì còn xuất hiện do co thắt mạch vành. Cụ thể hơn là do rối loạn chức năng của nội mô ở hệ vi mạch vành (bao gồm các mạch máu nhỏ và mao mạch) nên còn được gọi là “Bệnh vi mạch vành”.
Nội mô là lớp áo lót trong của tất cả các mạch máu trong cơ thể. Nó vừa đóng vai trò bảo vệ giống như lớp rào chắn giữa dòng máu và thành mạch, đồng thời có chức năng điều hòa trương lực mạch máu, duy trì sự cân bằng giữa các quá trình co mạch và giãn mạch; đông và chốngđông máu, đảm bảo sự lưu thông của dòng máu.



Rối loạn chức năng nội mô hệ vi mạch vành làm tăng tính kích thích gây co thắt vành, ảnh hưởng đến các tiểu động mạch và mao mạch nằm trong cơ tim. Đó chính là lý do mà nhiều người chụp cắt lớp thấy mạch vành “sạch sẽ” không bị xơ vữa nhưng vẫn bị đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
Bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, hút thuốc lá, ít tập thể dục hoặc thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng quá mức (stress) được cho là yếu tố thuận lợi cho bệnh vi mạch vành tiến triển.
Xuất hiện huyết khối trong lòng mạch
Phần lớn huyết khối trong lòng mạch vành là do mảng xơ vữa bị nứt vỡ tạo ra các cục máu đông gây cản trở dòng máu đi qua động mạch vành tới nuôi tim. Huyết khối là thủ phạm chính gây ra cơn đau thắt ngực không ổn định và cơn nhồi máu cơ tim (hội chứng mạch vành cấp).
Giải pháp tăng lượng máu nuôi tim, loại bỏ nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim
Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị hay can thiệp phẫu thuật thì cách duy nhất để cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, đó là cùng lúc người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp để thay đổi lối sống, từ bỏ thói quen có hại và kiểm soát được các yếu tố nguy cơ. Cụ thể:
- Bỏ hút thuốc lá: chất nicotin có trong thuốc lá gây co thắt vành, gây xơ vữa mạch
- Giảm cân - nếu dư cân: khi dư cân tim phải tăng khối lượng công việc nhiều lên mới đủ oxy và dưỡng chất cho cơ thể
- Chế độ ăn giảm cholesterol, giảm chất béo xấu vì chúng làm tăng nặng thêm tình trạng xơ vữa động mạch
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt vì chứa nhiều chất xơ hòa tan, chống oxy hóa làm giảm tình trạng viêm.
- Học cách thư giãn, giảm căng thẳng: điều này rất quan trọng để làm giảm stress, giảm nhu cầu oxy ở cơ tim, đồng thời ức chế quá trình kích hoạt yếu tố gây viêm trong lòng mạch
- Kiểm soát huyết áp,  cholesterol máu và đường máu trong giới hạn
- Tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe để tăng cường lưu thông máu, giảm hình thành cục máu đông, đồng thời giúp tăng cường chức năng tim.

Thuốc Chống Đông Coumadin 2mg


- Bổ sung thảo dược hỗ trợ giảm đau thắt ngực: Đan sâm là một trong số những thảo dược quý cho người bệnh tim mạch. Trong đó tác dụng giãn động mạch và các tiểu động mạch, ức chế quá trình hình thành cục máu đông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp làm lưu lượng máu đến tim. Hiện nay, đan sâm đã được ứng dụng trong nhiều sản phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên chọn những sản phẩm đã được nghiên cứu, đánh giá hiệu quả.

Xem thông tin các sản phẩm thuốc tim mạch chi tiết khác tại muabanthuoctay.com

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Thế nào là hội chứng rậm lông

Tại sao phụ nữ mắc hội chứng rậm lông? Hội chứng rậm lông có cách nào chữa trị dứt điểm để khỏi phải cắt tỉa hay không? Hãy cùng chuyên mục tin tức của mua bán thuốc tây phân tích nguyên nhân gốc rễ từ đó có phương pháp điều trị tận gốc.

Cơ thể mọc nhiều lông, còn gọi là chứng rậm lông, bệnh chiếm khoảng 10%  ở tuổi sinh sản. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, cơ thể mọc nhiều lông là  bệnh do tình trạng cường nội tiết tố nam có tên khoa học là Androgen.
Về nguyên nhân, bệnh có thể do tăng tiết androgen tuyến sd, gặp nhiều trong hội chứng buồng trứng đa nang; tăng tiết androgen buồng trứng chức năng; chẹn sinh steroid buồng trứng; các hội chứng đề kháng insulin trong bệnh đái tháo đường; u tân sinh buồng trứng; tăng tiết androgen tuyến thượng thận như tăng năng tuyến thượng thận sớm; tăng tiết androgen thượng thận chức năng; tăng sản thượng thận bẩm sinh; chuyển hóa cortisol bất thường; tân sinh tuyến thượng thận. Ngoài ra, còn gặp trong Hội chứng Cushing; tăng prolactin huyết; bệnh béo phì; do thuốc nội tiết gây rậm lông androgen, do dùng thuốc tránh thai chứa progestin sinh androgen; thuốc gây rậm lông không có androgen như phenytoin, minoxidil, diazoxid; cyclosporin...
Phương pháp điều trị hội chứng rậm lông hiệu quả
Có nhiều phương pháp điều trị chứng bệnh này. Phương pháp cơ học là phương pháp đơn giản nhất: nhổ lông, cạo lông. Phương pháp này hiệu quả tức thời, nhưng sau đó lông sẽ mọc trở lại và mọc ngày càng nhiều hơn. Phương pháp dùng hóa chất: hiệu quả khi rậm lông ở dạng nhẹ, chỉ ở vùng giới hạn, nhưng có thể gây kích thích da. Phương pháp dùng tẩm sáp lấy lông đi. Phương pháp dùng laser cho kết quả rất tốt, làm chậm tăng trưởng lông và có thể có kết quả vĩnh viễn ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này hiện tại giá thành còn cao. Phương pháp dùng thuốc: thuốc có tác dụng lên do tình trạng quá nhiều androgen, làm gián đoạn một hay nhiều bước trong quá trình biểu hiện rậm lông như: ức chế sản xuất androgen thượng thận, buồng trứng; tăng khả năng liên kết androgen của protein liên kết huyết tương; làm suy yếu quá trình chuyển đổi ngoại vi của tiền chất androgen thành androgen hoạt tính; ức chế tác động của androgen ở mức độ mô đích, kết quả làm chậm tăng trưởng lông. Ngày nay thuốc ngừa thai uống là cách điều trị nội tiết ưu tiên cho rậm lông, thuốc có tên thương mại là Dian 35, có hiệu quả 9 - 12 chu kỳ sử dụng, vì là thuốc có dạng nội tiết nên khi sử dụng nhất thiết phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Liên quan đến sự thay đổi androgen có nhiều thông tin và sản phẩm có thể tham khảo thêm trong chuyên mục thuốc nội tiết tố của trang muabanthuoctay.com. Quý khách hàng có thể truy cập và tham khảo thêm nhiều vấn đề chuyên sâu
Xem thêm tin tức liên quan:

Hiểu Cơ Bản Về Bệnh Tăng Huyết Áp

Nhận Biết Những Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Suy Thận

Hiểu Cơ Bản Về Bệnh Tăng Huyết Áp

Bệnh tăng huyết áp (hay còn gọi huyết áp cao) là khi áp suất của máu đẩy vào thành mạch của máu luôn luôn lên quá cao, kể cả lúc tim co bóp (tâm thu) và lúc tim giãn ra (tâm trương), và có thể gây nguy hiểm đến mạch máu hay những cơ quan khác trong cơ thể. Huyết áp được gọi là tăng khi >140/90mmHg sau khi đo lặp đi lặp lại nhiều lần và đúng cách.

Khi bị tăng huyết áp không được kiểm soát và kiểm soát không đúng gây ra nhiều vấn đề trong đó thường gặp là tai biến mạch máu não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong. Các biến chứng về thận: Bệnh tăng huyết áp làm hỏng màng lọc của tế bào thận, bệnh nhân sẽ tiểu ra protein (bình thường không có), lâu ngày gây suy thận. Biến chứng về mắt: Tăng huyết áp làm hư mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Đối với người bị bệnh tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người bình thường.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh được bằng các chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng các bài tập thể dục trị liệu dành cho người bệnh tăng huyết áp. Bạn hãy tuân thủ đúng hướng dẫn trong việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp và thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe.
Về việc dùng thuốc nào điều trị tăng huyết áp thì tùy thuộc vào sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Thông thường mỗi bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt với một loại thuốc huyết áp nhất định. Cần hiểu rằng thuốc huyết áp không có tác dụng chữa trị khỏi hẳn bệnh cao huyết áp. Thuốc chỉ có tác dụng điều hòa huyết áp về giá trị bình thường. Do vậy khi bị cao huyết áp người bệnh cần phải điều tiết chế độ dinh dưỡng kết hợp vận động mới là cách điều trị ổn định nhất. Thuốc huyết áp chỉ có tác dụng điều hòa khi người bệnh có triệu chứng cao huyết áp và khi không dùng mỗi ngày huyết áp vẫn tăng lên trở lại
Tham khảo một số loại thuốc huyết áp thông dụng tại chuyên mục thuốc tim mạch của trang muabanthuoctay.com

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Bị bệnh gút có nên ăn chay?


 Một chế độ ăn uống cung cấp quá nhiều purin sẽ làm tăng nguy cơ bị gút.
Hỏi: Tôi nghe nói bệnh gút (gout) do uống rượu, ăn hải sản mà mấy thứ đó tôi không ăn, không uống nhưng vẫn bị gút. Xin hỏi phụ nữ có mắc gút không? Nếu tôi ăn chay thì có hết bệnh không? Nguyễn Thị Hoài Phương (Nam Định)
Trả lời:
Tỉ lệ nam giới mắc bệnh gút cao hơn nữ giới, nhiều người bị đợt gút cấp sau lần ăn nhậu, uống rượu nên người ta cho rằng gút là bệnh của đàn ông và là bệnh của người giàu.
Thực tế phụ nữ cũng có thể bị gút (chiếm khoảng 25%). Đây là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa các chất có liên quan đến tình trạng giảm khả năng đào thải hoặc sự sản sinh acid uric tăng cao bất thường trong cơ thể.

Acid uric trong máu cao được xác nhận là nguyên nhân chính tạo nên các cơn gout. Các phân tử acid uric trong máu khi ở nồng độ lớn (trên 420μmol/L ở nam giới, trên 380μmol/L ở nữ giới) sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp gây đau đớn cho người bệnh. Acid uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể. Nếu chế độ ăn uống của bạn cung cấp quá nhiều purin sẽ làm tăng nguy cơ bị gút.
Các thực phẩm chứa nhiều purin mà người bị bệnh gút nên tránh là hải sản, thịt đỏ, phủ tạng động vật, thịt  động vật lên men. Cạnh đó còn có các loại đậu đỗ, lạc, hạt điều, hạt óc chó, nấm, đồ uống có chứa caffeine, bơ thực vật, dầu ăn... Vì trong các thực đơn chay thường có các loại đỗ, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (như đậu phụ, váng đậu), nấm, lạc... Do đó một thực đơn ăn chay sẽ không phù hợp với người mắc bệnh gút.
90% bệnh nhân bị bệnh gút (gout) được phát hiện lạm dụng thuốc có corticoid do dùng nhiều loại thuốc Đông dược không rõ nguồn gốc.
Đó là một trong những khó khăn khi điều trị bệnh gút được BS Trần Văn Chức, Giám đốc Trung tâm Pháp-Việt chuyên nghiên cứu bệnh gút, thuộc Viện Gút (TP.HCM), cho biết tại Hội thảo khoa học về mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính thường gặp diễn ra ngày 22-11.

“Có nhiều nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh gút gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, 90% bệnh nhân bị bệnh gút được phát hiện lạm dụng thuốc có corticoid vì dùng nhiều loại thuốc Đông dược không rõ nguồn gốc. Việc lạm dụng thuốc này sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều tác dụng phụ bất lợi. Bên cạnh đó, sự thiếu kiên trì của người bệnh cũng khiến quá trình điều trị dễ đi vào ngõ cụt. Ngoài ra là chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, người bệnh chưa được điều trị đúng cách…” - BS Chức cho hay.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vong ngày càng tăng liên quan đến các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đặc biệt, bệnh gút là một trong những bệnh khó điều trị, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo ông Nguyễn Đình Quang, Chủ tịch Viện Gút, từ năm 2008 đến nay, Phòng khám đa khoa Viện Gút đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 40.000 bệnh nhân bị bệnh gút. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân bị bệnh gút đơn thuần, còn lại 80% bệnh nhân ngoài bệnh gút còn bị kèm theo nhiều bệnh mạn tính khác. Đặc biệt có hơn 10.000 bệnh nhân khi đến khám đã ở trong tình trạng biến chứng rất nặng với những vòng xoắn bệnh lý vô cùng phức tạp của gút và các bệnh mạn tính liên quan kèm theo như suy thận mạn, suy tim mạn, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, suy tuyến thượng thận do lệ thuộc corticoid… Nhiều bệnh nhân khi nhập viện tuổi đời còn rất trẻ. Trong số này nhiều trường hợp có nguy cơ tử vong sớm.
Trước thực trạng của bệnh gút và những biến chứng nguy hiểm, từ năm 2011, Viện Gút đã tập trung nghiên cứu phát triển mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo. Cụ thể, mỗi năm Viện Gút điều trị cho gần 1.000 bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong sớm do biến chứng của bệnh gút bằng các phương pháp kết hợp y học truyền thống và y học hiện đại.

Tham khảo thông tin thuốc trị bệnh gout trên muabanthuoctay.com

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Bệnh trĩ và thuốc điều trị bệnh trĩ


Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự co dãn quá mức của tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn khiến cho các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, sưng phồng, gây khó chịu và đau rát cho bệnh nhân.
Dân gian có câu "Thập nhân, cửu trĩ" (tạm dịch: cứ 10 người thì có 9 người bị bệnh trĩ). Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Số người mắc bệnh ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%.

Mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc bệnh trĩ nhưng thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Đa số người cao tuổi chủ quan nghĩ đơn giản rằng bệnh trĩ chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà không lường được những biến chứng nguy hiểm của nó.
Bệnh trĩ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng khó lường. Việc điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật, dùng thuốc tây hay  thuốc thảo dược, những chú ý về điều trị cho bệnh trĩ cấp là gì? Làm sao để bệnh trĩ không  tái phát? Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc  bệnh trĩ không?  Khi bị bệnh trĩ, người bệnh nên  dùng thuốc thế nào cho hợp lý...
Thuốc Protolog điều trị bệnh trĩ có hiệu quả không?
Proctolog là thuốc gì? Proctolog có tác dụng chữa bệnh gì? Mua Proctolog ở đâu với giá bao nhiêu? Hãy cùng mua bán thuốc tây tìm hiểu cụ thể
Thuốc Proctolog được biết là thuốc dùng để chữa trị bệnh trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Thành phần
Thuốc đặt hoặc còn được gọi là thuốc nhét hậu môn (hàm lượng của 1 tọa dược):
Ruscogénines ……………………………… 10 mg
Trimébutine ………………………………. 120 mg
Chỉ định dùng thuốc Proctolog:
+ Thuốc này có chứa tác nhân chống co thắt, tác nhân trợ tĩnh mạch (tăng trương lực tĩnh mạch) và tác nhân bảo vệ mạch (tăng sức cản của các mạch nhỏ).
+ Thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau, rát và ngứa hậu môn. Trong đó bao gồm một số bệnh hậu môn như đau, ngứa và nứt hậu môn, đặc biệt trong trường hợp trĩ cấp tính.
Chống chỉ định của thuốc Proctolog:
+ Không sử dụng thuốc nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của kem bôi hậu môn, đặc biệt với propylen glycol hoặc với viên đặt hậu môn.
+ Về tác dụng phụ của thuốc Proctolog mọi người xem trong toa thuốc đi kèm cả với thuốc proctolog nhét hậu môn và thuốc mỡ bôi proctolog.
+ Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh. Tham khảo thành phần thuốc và ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng Proctolog như thế nào?
Đối với thuốc Proctolog viên đặt, bạn dùng như sau:
Rửa tay bằng xà phòng và nước;
Ngồi xổm hoặc nằm nghiêng với một chân cong  và một chân thẳng;
Đưa thuốc nhẹ nhàng và dứt khoát nhét vào hậu môn. Bạn có thể làm ẩm phần cuối viên đạn với một ít nước. Đẩy thuốc đủ mạnh để thuốc không bị tuột ra ngoài;
Khép chân lại và ngồi hoặc nằm yên trong vài phút;
Rửa tay lại bằng xà phòng và nước.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 viên
Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ
Mua Proctolog ở đâu với giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc đặttrĩ Proctolog đã bị bộ y tế thu hồi giấy phép nhập khẩu do vậy thị trường hiện tại không có phân phối hàng công ty. Khách hàng có nhu cầu sử dụng thuốc Proctolog nên tìm mua hàng nhập khẩu song song. Tuy nhiên trên thị trường hiện tại đã xuất hiện hàng không rõ chất lượng nguồn gốc mà giá thành lại cao. Để đảm bảo mua hàng đúng chất lượng với giá hợp lý hãy liên hệ ngay 0336.443.776 hoặc truy cập đặt hàng trên website muabanthuoctay.com


Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Ung Thư Của Mọi Người

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cùng những điều kiêng kị không đúng khoa học đang nuôi dưỡng những tế bào ung thư một cách thầm lặng.
Theo TS Nguyễn Diệu Linh - Phó trưởng khoa khám bệnh Tân Triều, Bệnh viện K Trung ương, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư. Trứng vịt lộn có nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Ung thư là bệnh không lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường máu, quan hệ t..d.., từ mẹ sang con, tiếp xúc... Vì vậy, bạn không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người có bệnh ung thư.
Thực chất sừng tê giác chỉ như móng tay, chân và hoàn toàn không thể chữa được ung thư. Sừng tê giác trong đông y có thể giúp tăng thể lực. Việc tăng thể lực này, một viên C sủi cũng làm được
Theo TS Nguyễn Diệu Linh, nhiều người quan niệm cần nhịn ăn để diệt trừ tế bào ung thư. Tuy nhiên, khi nhịn ăn, tế bào ung thư chết cũng kéo theo các tế bào khác trong cơ thể. Như vậy, nó đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta sẽ tử vong. Người bệnh khi đang điều trị bệnh ung thư cần ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng đáp ứng quá trình điều trị.

Nguyên tắc của phẫu thuật ung thư là cắt bỏ và lấy rộng tất cả vùng xung quanh khối u, hạn chế tế bào này còn tồn tại. Vì vậy, việc phẫu thuật sẽ không cấy và reo rắc thêm tế bào ung thư như lời truyền miệng. Phẫu thuật cắt bỏ khối u khi có chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết cho bệnh nhân.
Theo BSCKII Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, người dân thường không thực hiện tầm soát (tầm soát ung thư là phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh. Ngoài ra, tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, là những tổn thương không phải ung thư nhưng có nhiều khả năng chuyển thành ung thư sau này.) để phát hiện bệnh sớm, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài, giảm hiệu quả, chi phí điều trị tăng và đi kèm với tỷ lệ tái phát, tử vong cao.
Theo bác sĩ Phan Hoàng Hiệp, các đồ lên men, ủ muối chứa rất nhiều nitrosamin, là yếu tố đã được chứng minh có liên quan nguyên nhân mắc ung thư. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này.
Để phát hiện sớm ung thư, bạn cần cảnh giác với các triệu chứng u cục trên cơ thể, sút cân đột ngột, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, bất thường ở bộ phận tiêu hóa, s…d…và vùng vú, sự thay đổi bất thường trên da, ho dai dẳng và kéo dài, Đầy hơi và trướng bụng, mảng trắng và đỏ ở miệng, sốt không đáp ứng với điều trị thông thường, mệt mỏi, suy nhược kéo dài. Bên cạnh đó, ta cần tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện bệnh sớm.
Xem thêm tin tức cùng chuyên mục tại: Trang Chủ << Blog